Quyết Định Tăng Lương Tối Thiểu Vùng 2023

Quyết Định Tăng Lương Tối Thiểu Vùng 2023

Hỏi: Tôi được biết, hiện tại trong năm 2023, Chính phủ sẽ tăng lương cơ bản. Vậy cùng với việc tăng lương này thì mức lương tối thiểu vùng có được tăng theo không? Hiện tại mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

Hỏi: Tôi được biết, hiện tại trong năm 2023, Chính phủ sẽ tăng lương cơ bản. Vậy cùng với việc tăng lương này thì mức lương tối thiểu vùng có được tăng theo không? Hiện tại mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

Những điều lao động cần lưu ý khi thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu vùng 2024 Bà Rịa Vũng Tàu

Nghị định 74 của Chính phủ quy định Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 nêu rõ, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng 2024 tăng 6% cho tất cả các địa bàn trên cả nước. Ảnh: N.T

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, mức lương tối thiểu là số tiền thấp nhất mà người lao động phải được nhận nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu, chi phí sinh hoạt cơ bản của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Hàng năm, Hội đồng tiền lương Quốc gia họp định kỳ đề xuất Chính phủ xem xét, đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng, nhằm đáp ứng đời sống của người lao động.

Người lao động nắm rõ thông tin tiền lương tối thiểu vùng nơi mình sinh sống để làm căn cứ đàm phán, thảo luận tiền lương. Lưu ý thêm, đây chỉ là mức lương tối thiểu vùng, chưa bao gồm 7% tăng thêm cho nhóm lao động có trình độ kỹ năng và tiền lương cho nhóm có thâm niên.

Khảo sát của PV Báo Dân Việt cũng cho thấy đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang trả mức tiền lương tối thiểu vùng cao hơn quy định hiện hành (kể từ 1/7).

Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6%

Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Trong đó, về mức lương tối thiểu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025 (tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024). Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia ILO đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa yêu cầu các địa phương đánh giá việc thực hiện và rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, qua đó làm căn cứ đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021 theo quy định của Bộ luật Lao động.

Thông qua việc rà soát nhằm đánh giá khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp cũng như những người sử dụng lao động khác trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng và trả lương cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có dự thảo lấy ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021. Theo Bộ này, việc không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021 là phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đồng tình với đề xuất này của Bộ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong văn bản góp ý mới đây cho rằng, phương án không tăng lương tối thiểu năm 2021 nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo việc làm, không sa thải người lao động.

Dựa trên thực tế ngành thủy sản, hiệp hội này cho biết, giãn cách xã hội và các biện pháp chống dịch khiến cho hoạt động sản xuất nguyên liệu, chế biến xuất khẩu bị sụt giảm. Cùng đó, hoạt động logistic khó khăn tắc nghẽn, chi phí sản xuất và xuất khẩu tăng, khiến cho giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 2% năm 2020.

Cũng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường thì nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn cũng khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp nhỏ thực sự khó khăn vì thiếu vốn, nợ ngân hàng.

“Doanh nghiệp thủy sản đang cố gắng duy trì việc làm cho hàng ngàn lao động tại các nhà máy chế biến. Nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn vẫn còn ẩn chứa nhiều bấp bênh. Công suất nhà máy cũng đã phải giảm đáng kể theo các đơn hàng. Chi phí sản xuất đang đội lên càng chồng chất thêm khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản”, đại diện Hiệp hội thủy sản lý giải.

Về thay đổi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng sang ngày 1/7 hàng năm thay vì 1/1, VASEP đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là tiếp tục duy trì thời điểm điều chỉnh từ ngày 1/1 như đã thực hiện trong thời gian vừa qua, vì đó là thời điểm bắt đầu năm tài chính của Việt Nam.

Việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các chế độ đãi ngộ cho người lao động vẫn được các doanh nghiệp tính toán theo thời điểm đầu năm. Hơn nữa, việc tăng lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao động tính từ đầu năm mới cũng phù hợp với tâm lý và nhu cầu của người lao động.

Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nhiều lần nêu quan điểm không nên tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021.

Đặc biệt là trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 4 bùng phát rộng trong các khu công nghiệp khiến rất nhiều doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng lớn bị ảnh hưởng.

Theo bà Hương, trong tình hình hiện nay, mục tiêu trước mắt là bảo vệ việc làm và đảm bảo an sinh tối thiểu cho người lao động, khi tình hình khá hơn thì mới tính đến chuyện tăng lương. Vì lẽ đó, khi các doanh nghiệp đang khó khăn mà tăng lương trong thời điểm này sẽ là “không đúng cả về lý lẫn tình”.

TPO - Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7, cùng đó là danh mục các địa bàn sẽ áp dụng mức lương mới.

Theo Nghị định 38/2022 của Chính phủ, lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ chính thức tăng bình quân thêm 6%, và lần đầu có lương tối thiểu giờ theo 4 vùng áp dụng từ ngày 1/7.

Cụ thể, mức lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,42 triệu đồng/tháng lên 4,68 triệu đồng/tháng; Vùng II tăng từ 3,92 triệu đồng/tháng lên 4,16 triệu đồng/tháng; Vùng III tăng từ 3,43 triệu đồng/tháng lên 3,64 triệu đồng/tháng; Vùng IV tăng từ 3,07 triệu đồng/tháng lên 3,25 triệu đồng/tháng.

Nghị định 38 cũng lần đầu tiên quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng, cụ thể: Vùng I là 22,5 nghìn đồng/giờ; Vùng II là 20 nghìn đồng/giờ, Vùng III là 17,5 nghìn đồng/giờ, Vùng IV là 15,6 nghìn đồng/giờ.

Tất cả các quận của Hà Nội và một số huyện gồm Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây (thuộc TP.Hà Nội);

TP.Hạ Long (Quảng Ninh); các quận/huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy (thuộc TP.Hải Phòng);

Các quận của TPHCM, TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè (TPHCM);

TP Biên Hòa, TP Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, các thị xã Bến Cát, Tân Uyên, các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;

TP Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lương tối thiểu theo 4 vùng tăng bình quân 6% từ ngày 1/7 tới.

Các huyện còn lại của Hà Nội, Hải Phòng, TP Hải Dương (Hải Dương); TP Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên); các quận/huyện của TP Đà Nẵng.

TP Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc); TP Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh);

TP Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh);

TP Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên); TP Hoà Bình và huyện Lương Sơn (Hòa Bình); TP Việt Trì (Phú Thọ); TP Lào Cai (Lào Cai);

TP Nam Định và huyện Mỹ Lộc (Nam Định); TP Ninh Bình; TP Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên (Nghệ An);

TP Đồng Hới (Quảng Bình); TP Huế; TP Hội An và Tam Kỳ (Quảng Nam);

TP Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hòa); TP Đà Lạt và Bảo Lộc (Lâm Đồng); TP Phan Thiết (Bình Thuận); huyện Cần Giờ (TPHCM);

TP Tây Ninh, Thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu (Tây Ninh);

Huyện Định Quán, Thống Nhất (Đồng Nai);

TP Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, Đồng Phú (Bình Phước);

TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu); TP Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An);

TP Mỹ Tho và huyện Châu Thành (Tiền Giang); TP Bến Tre và huyện Châu Thành (Bến Tre); TP Vĩnh Long và thị xã Bình Minh (Vĩnh Long); Toàn địa bàn TP Cần Thơ;

TP Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang); TP Long Xuyên và Châu Đốc (An Giang); TP Trà Vinh; TP Bạc Liêu; TP Cà Mau.

Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại; Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ (Hải Dương);

Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Đường, Lập Thạch, Sông Lô (Vĩnh Phúc);

Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông (Phú Thọ); Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang (Bắc Giang); Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh);

Thị xã Sa Pa và huyện Bảo Thắng (Lào Cai); Các huyện còn lại của tỉnh Hưng Yên; Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ (Thái Nguyên); Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

Thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng (Hà Nam); Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư (Ninh Bình); Các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương (Thanh Hóa);

Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai (Nghệ An); Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh);

Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang (Thừa Thiên Huế); Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh (Quảng Nam);

Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi); Các thị xã Sông cầu, Đông Hòa (Phú Yên); Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc (Ninh Thuận);

Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh (Khánh Hòa); Huyện Đăk Hà (Kon Tum);

Các huyện Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng); Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận); Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng (Bình Phước);

Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai; Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa (Long An); Thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước (tỉnh Tiền Giang);

Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam (Bến Tre); Các huyện Mang Thít, Long Hồ (Vĩnh Long); Các huyện thuộc TP.Cần Thơ; Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành (Kiên Giang); Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn (An Giang); Các huyện Châu Thành, Châu Thành A (Hậu Giang); Thị xã Duyên Hải (Trà Vinh); Thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình (Bạc Liêu);

Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm (Sóc Trăng); Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời (Cà Mau); Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn (Quảng Bình);

Hiện Bà Rịa – Vũng Tàu là đô thị loại I, mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh khá cao. Hiện tỉnh này có gần 600.000 lao động, trong đó có khoảng 30% lao động làm trong ngành công nghiệp. Việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu vùng 2024 có tác động lớn tới tiền lương của nhóm công nhân, lao động có hợp đồng, lao động tự do trên địa bàn tỉnh.

Theo Điều 2 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu mới dành cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng đối với 3 vùng kinh tế, đây là một trong số ít tỉnh thành áp dụng tới 3 vùng kinh tế khi thực hiện tiền lương tối thiểu. Cụ thể là Vùng I, Vùng II, Vùng III, ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Cụ thể các vùng như sau:

Danh mục huyện áp dụng mức lương tối thiểu thuộc Vùng I tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ. Mức tiền lương tối thiểu theo tháng là 4.960.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 23.800 đồng.

Lương tối thiểu vùng 2024 Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng cho 3 vùng kinh tế. Ảnh: Báo BR-VT

Danh mục huyện áp dụng mức lương tối thiểu thuộc Vùng II tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ bao gồm thành phố Bà Rịa Áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng.

Danh mục huyện áp dụng mức lương tối thiểu thuộc Vùng III tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo: Áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng.

Như vậy so với trước 30/6, mức lương tối thiểu vùng phân chia theo địa bàn tại bà Rịa – Vũng Tàu không có sự thay đổi. Vẫn áp dụng cho 3 vùng kinh tế.