Về vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị hướng dẫn như sau:
Về vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị hướng dẫn như sau:
Hai Bệnh Nhi Động Kinh Hồi Phục Kỳ Diệu Sau 6 Ngày Phẫu Thuật | SKĐS
Thông tư 53/2024 của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ có hiệu lực từ ngày 1/11.
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2024 = Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2024 x 1,150
Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008 ngày 27/10/2008 của Thủ tướng về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011 ngày 9/11/2011 của Thủ tướng về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình
Thông tư 46 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, có hiệu lực từ 15/11.
Thông tư 46 đã bỏ quy định người dân được thực hiện giám sát hoạt động của lực lượng CSGT thông qua việc ghi âm, ghi hình (có điều kiện).
Người dân được giám sát thông qua 5 hình thức: Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cục CSGT cho biết, việc giám sát của một số người dân có lúc, có nơi chưa khách quan, chưa đúng quy định. Nhiều trường hợp lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh CSGT làm việc và chia sẻ lên mạng xã hội nhằm mục đích quấy rối, gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật...
Thông tư 46 cũng bãi bỏ một số quy định về công khai thông tin trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của Công an.
Theo Cục CSGT, hoạt động của lực lượng CSGT ngoài việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn trực tiếp hoặc phối hợp với lực lượng nghiệp vụ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trên các tuyến giao thông. Vì vậy, kế hoạch công tác là tài liệu mật hoặc nội bộ trong lực lượng.
Phạt luật sư nếu xúc phạm người tiến hành tố tụng
Nghị định 117/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2020 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; có hiệu lực từ 15/11.
Về hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư, so với Nghị định 82/2020, nghị định mới bổ sung quy định phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, luật sư trong quá trình hành nghề nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký tòa án... sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng.
Không chứng thực đủ chữ ký trong văn bản bị phạt đến 5 triệu đồng
Cũng tại Nghị định 117/2024 quy định nếu không chứng thực đầy đủ chữ ký của tất cả những người đã ký trong văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Đồng thời, đây cũng là mức phạt cộng tác viên dịch thuật không đăng ký lại chữ ký mẫu khi có thay đổi.
Với hành vi vi phạm về chứng thực hợp đồng, giao dịch, khoản 32 Điều 1 Nghị định 117 sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả là phải nộp lại bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu tang vật.
Trong khi đó, Nghị định 82/2020 chỉ quy định kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9 gồm quy định về lương lao động trong doanh nghiệp Nhà nước; quy định mới số lượng cấp phó tại các cơ quan, đơn vị.
Ba luật về bất động sản gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; quy định mới về giá đất, trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư có hiệu lực trong tháng 8.
Bộ Quốc phòng đang dự thảo 2 Thông tư quy định, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng và tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho dân quân tự vệ.
Câu hỏi của ông Thành được Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Ngày 27/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Đối tượng và điều kiện áp dụng được hướng dẫn tại khoản 1, Mục I, Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
- Đã chuyển ngành rồi thôi việc;
- Đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (tái ngũ; làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 110/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8/9/2010 sửa đổi, bổ sung, thay thế điểm a, khoản 2, Mục II, Thông tư số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC thì đối tượng quy định tại khoản 1, Mục I, Thông tư này, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội (bao gồm cả trường hợp hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12 /2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc), được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, tính theo số năm công tác thực tế.
Theo Điều 1, Thông tư liên tịch số 82/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 9/6/2011 bổ sung vào cuối điểm a, khoản 1, Điều 2, Thông tư liên tịch số 110/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC như sau:
Từ ngày 1/5/2011 trở đi, mức trợ cấp hàng tháng điều chỉnh tăng thêm 13,7%, cụ thể là:
Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 925.079 đồng/tháng;
Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 971.332 đồng/tháng;
Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.017.586 đồng/tháng;
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.063.840 đồng/tháng;
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.110.094 đồng/tháng.
Trường hợp ông Thành, sinh năm 1961, do ông không trình bày rõ thời gian nhập ngũ, nhưng dựa theo năm sinh ông cung cấp, nếu ông tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì ông phải nhập ngũ từ năm 14 tuổi, vào thời điểm trước ngày 30/4/1975.
Căn cứ quy định trên, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ từ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.
Đối với ông Thành, mặc dù nhập ngũ trước ngày 30/4/1975 (từ năm 14 tuổi), nhưng chỉ có thời gian phục vụ tại ngũ là 14 năm 11 tháng, nên chưa đủ điều kiện để được xem xét giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ 14 năm 11 tháng của ông Thành được làm tròn thành 15 năm để hưởng chế độ trợ cấp một lần.
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật