Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ. Ông là người đã đặt nền móng cho nước Mỹ cùng những đóng góp nền tảng to lớn góp phần tạo dựng sự cường thịnh cho nước Mỹ được như ngày hôm nay. Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin về cuộc đời và cống hiến lớn lao trong quá trình đương nhiệm của vị tổng thống này được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ. Ông là người đã đặt nền móng cho nước Mỹ cùng những đóng góp nền tảng to lớn góp phần tạo dựng sự cường thịnh cho nước Mỹ được như ngày hôm nay. Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin về cuộc đời và cống hiến lớn lao trong quá trình đương nhiệm của vị tổng thống này được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Với những đóng góp to lớn thể hiện tài năng lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và khả năng thay đổi vận mệnh của toàn nước Mỹ. Năm 1789 George Washington chính thức được bầu làm vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ thời bấy giờ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Ông đảm nhiêm nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1789 đến năm 1797 (hai nhiệm kỳ tổng thống) và đã đóng góp vào quá trình xây dựng nền móng phồn thịnh cho nước Mỹ như ngày nay.
Ngay khi nhận chức, ông đã từ chối mức lương 25.000 đô la trong 1 năm làm việc vì cho rằng mình là một vi jđầy tớ công bất kỷ vị và muốn giữ hình tượng, danh dự cho bản thân. Sau đó, quốc hội đã thông qua luật lề và tổng thống Mỹ George Washington đã chấp thuận với mức lương này cũng nhue tiến hành tham dự buổi lễ nhậm chức danh một cách trang trọng nhất.
Trong quá trình đương nhiệm tổng thống, những việc làm nổi bật của ông gồm:
Ông không thuộc một đảng phái chính trị nào và bảo vệ chủ nghĩa cộng hòa.
Tiến hành lập ra cơ bản cho đảng Liên bang.
Thông qua đạo luật Dinh cư năm 1790, đạo luật này cho phép tổng thống chọn lựa vị trí làm nơi thường trực chính phủ, bổ nhiệm 3 ủy viên tiến hành thị sát và thu hồi vùng đất làm thủ đô. Sau này khu vực này trở thành thủ đô với tên của chính tên Washington cho đến ngày nay.
Tiếp nhận thêm chức tư lệnh và đưa quân vào các khu vực nổi loạn và chứng minh rằng chỉ có chính phủ mới tự bảo vệ được mình.
Về ngoại giao, Washington luôn chọn giữ chính sách trung lập trong chiến tranh, phát triển hội dân chủ và thảo ra hiệp định Jay với mục đích bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước Anh.
Bên cạnh đó, ông cũng tiến hành viết bài diễn văn từ biệt dưới hình thức lá thư gởi đến công chúng (năm 1796) và lời tuyên bố này trở thành một trong những lời tuyên bố có sức ảnh hưởng nhất đối với chủ nghĩa cộng hòa.
Sau hai nhiệm kỳ tổng thống, vào tháng 3 năm 1797, Washington về hưu và sinh sống tại Mount Vernon và làm những công việc bình dị như tham gia vào xưởng nấu rượu, công việc thương mại và nông trại.
Vào năm 1798 ông được vị tổng thống mới bổ nhiệm vào bộ tư lệnh với cấp bậc trung tướng và ông phục vụ với tư cách là sĩ quan cao cấp của Lục quan Hoa Kỳ trong cuộc chống pháp từ 13/7/1798 đến 14/12/1799.
Cho đến ngày 14 tháng 12 năm 1799, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ – Washington qua đời tại nhà riêng sau 2 ngày bị cảm trong lúc chịu mưa đá và mưa băng khi ghé thăm nông trại vào ngày 12 trước đó. 10 ngày phát lễ tang tưởng nhớ Washington đã được tổ chức ngay sau đó và hàng vạn người dân vận áo tang tưởng nhớ ông sau đó trong một khoảng thời gian dài. Ngôi mộ của ông được thống nhất xây bằng đá cẩm thạch và cất giữ trong Tòa Quốc hội Hoa Kỳ.
Sau khi tìm hiểu về vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bạn có muốn đặt chân lên xứ sở cờ hoa này một lần trong đời không, hãy để bọn mình giúp bạn nhé. Vietjet.net được biết đến là tổng đài trực tuyến online đặt vé máy bay đi Mỹ với giá rẻ nhất dành cho quý khách hàng. Bạn chỉ cần liên lạc và để lại số điện thoại, khi có thông tin về hành trình máy bay từ Việt Nam đến Mỹ với giá rẻ ưu đãi nhất trong các dịp khuyến mãi thì Vietjet.net sẽ nhanh chóng thông báo chi tiết cho bạn.
Hiện nay, Vietjet.net đang sở hữu đội ngũ booker săn vé máy bay giá rẻ chuyên nghiệp đảm bảo mang lại cho bạn sự hài lòng với tấm vé giá rẻ tốt nhất và nhiều dịch vụ tư vấn hữu ích khác liên quan đến chuyến bay.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ qua số điện thoại 1900 63 6060
DNVN - Đầu tư vào Việt Nam từ năm 2019 với số vốn 600 triệu USD, với 6 nhà máy ở Bắc Giang và Nghệ An, Luxshare Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 2 tỷ USD. Dự kiến doanh thu năm 2021 của các nhà máy này sẽ là 6,5 tỷ USD. Con số doanh thu "khủng" của Luxshare khiến nhiều người bất ngờ muốn tìm hiểu xem “ông lớn” này là ai?
Trụ sở Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) - nơi vừa xảy ra vụ ngừng việc tập thể của 5.000 công nhân.
Luxshare ICT đang làm gì ở Việt Nam?
Công ty TNHH Luxshare ICT (Việt Nam) Luxshare ICT hiện là một trong những doanh nghiệp gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ hàng đầu thế giới. Tại buổi làm việc với Bộ TT&TT sáng 27/1/2020, ông Lin Hung Sheng - Phó Tổng giám đốc công ty cho biết: Tuy thành lập từ năm 2016, đến năm 2019, Luxshare mới bắt đầu mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. Đây là công ty chuyên gia công sản xuất các sản phẩm cho nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới ở 3 lĩnh vực thông tin, ô tô và điện tử tiêu dùng.
Số vốn đầu tư của Luxshare tại Việt Nam hiện đạt 600 triệu USD. Hoạt động của doanh nghiệp này chủ yếu tại các nhà máy ở 2 tỉnh Bắc Giang (4 nhà máy) và Nghệ An (2 nhà máy).
Hiện có 45.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Luxshare Việt Nam, trong đó khoảng 2.000 chuyên gia là người nước ngoài. Doanh thu của Luxshare Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 2 tỷ USD. Dự kiến doanh thu năm 2021 của các nhà máy này sẽ là 6,5 tỷ USD.
Luxshare đang dự định thành lập trung tâm nghiên cứu tại chính các nhà máy. Đây sẽ là nơi tuyển chọn, bồi dưỡng một thế hệ các kỹ sư trẻ Việt Nam để phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.
"Luxshare mong muốn đầu tư tại Việt Nam và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam" - ông Lin Hung Sheng cho hay.
Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phan Tâm nhìn nhận: Với việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Luxshare sẽ trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới ở lĩnh vực thông tin, ô tô và điện tử tiêu dùng.
Việt Nam nhận thấy tiềm năng và rất quyết tâm trong việc phát triển ngành công nghiệp ICT. Mong muốn của Việt Nam là chuyển dịch mạnh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, phát triển và sản xuất.
Thông tin Luxshare sẽ đạt doanh thủ 6,5 tỷ USD chỉ sau 2 năm đầu tư vào Việt Nam khiến không ít người tò mò muốn tìm hiểu xem Luxshare là ai?
Ông Lin Hung Sheng- Phó Tổng giám đốc Luxshare ICT Việt Nam.
Vì sao Foxconn coiLuxshare là đối thủ đáng gờm?
Tại Việt Nam, vào giữa tháng 9/2020, Luxshare chiếm sóng truyền thông khi hơn 5.000 công nhân nhà máy sản xuất linh kiện cho Apple tại Bắc Giang đã đình công vì điều kiện lao động, lương thưởng, tiền làm thêm ngoài giờ không đảm bảo. Khi chính quyền huyện Việt Yên, Bắc Giang vào cuộc giải quyết vụ đình công, ông Lee Cheng-Ju, Tổng giám đốc Luxshare - ICT đã phải phát thông báo cam kết giải quyết 18 kiến nghị, bảo đảm quyền lợi của công nhân.
Theo Reuters, Luxshare dù chưa nổi tiếng tại quốc tế nhưng lại là công ty đầu tiên tại Trung Quốc được lắp ráp iPhone, vốn là địa hạt mà các nhà sản xuất Đài Loan thống trị.
Theo hồ sơ công khai, Luxshare thuộc sở hữu của Grace Wang và em trai Wang Laisheng. Các cổ đông nhỏ hơn bao gồm công ty đầu tư quốc doanh Centrul Huijin Investment. Luxshare cũng được chính phủ hỗ trợ hơn 1 tỷ NDT từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2020, gần một nửa số này đến trong năm 2019, theo Reuters.
Luxshare do Grace Wang thành lập năm 2004, bà từng làm công nhân tại Foxlink, công ty của em trai Terry Gou, ông chủ của Foxconn vào những năm 1980. Bà từng bước thăng cấp tại đây trước khi rời đi để mở công ty xuất nhập khẩu linh kiện riêng – tiền thân của Luxshare - vào cuối những năm 1990.
Vị thế của Luxshare trong chuỗi cung ứng Apple tăng lên nhờ vào các vụ thâu tóm những nhà sản xuất linh kiện nhỏ hơn, bắt đầu từ sản xuất cáp kết nối cho iPhone và MacBook năm 2011, tiếp đến là linh kiện âm thanh và cuối cùng là AirPods.
Hàng ngàn công nhân của Công ty Luxshare - ICT đình công để đòi lương, thưởng và quyền lợi vào giữa tháng 9/2020.
Bộ phận đặc biệt được thành lập năm 2019, có nhiệm vụ xem xét công nghệ, kế hoạch mở rộng, chiến lược tuyển dụng của Luxshare và xem Luxshare có được chính phủ Trung Quốc tài trợ không. Hiện tại, doanh thu Luxshare chỉ bằng 5% Foxconn.
Trong khi thương chiến Mỹ - Trung và dịch Covid-19 gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu, trận chiến công nghệ giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới buộc Bắc Kinh phải củng cố nỗ lực tạo ra các doanh nghiệp công nghệ trong nước dẫn đầu. Quỹ đạo tăng trưởng của Luxshare “vừa vặn” với tầm nhìn này của Trung Quốc. Theo một nguồn tin, Trung Quốc xây dựng chuỗi cung ứng riêng là điều dễ hiểu và Luxshare phù hợp với chính sách nhà nước.
Các nhà phân tích nhắc đến “chuỗi cung ứng đỏ” của Trung Quốc, nơi doanh nghiệp địa phương kết hợp với tài trợ của chính phủ để gia tăng sản xuất sản phẩm cho Apple và thương hiệu toàn cầu khác. Trong báo cáo hồi tháng 9/2020, Viện Tư vấn và thông tin thị trường của Đài Loan nhận định nguy cơ bị thay thế của các nhà sản xuất Đài Loan tiếp tục tăng khi đối mặt với sự trỗi dậy của "chuỗi cung ứng đỏ".
Luxshare đã mua lại hai nhà máy nhỏ hơn của Wistron tại Trung Quốc vào tháng 7/2020. Trước đó, Luxshare nổi tiếng nhất với vai trò lắp ráp AirPods cho Apple. Một trong số nguồn tin gọi Luxshare là “đối thủ đáng sợ” của Foxconn, khiến Foxconn đã thực hiện nghiên cứu toàn diện nhằm “triệt hạ toàn toàn” đối thủ.
Doanh thu Luxshare cũng tăng lên tương ứng, trong đó năm 2019 đạt 62,5 tỷ NDT, tăng 75% so với năm 2018. Apple đóng góp 58% doanh thu của công ty.
Thương vụ mua lại nhà máy iPhone của Wistron có thể giúp Luxshare giành được hợp đồng sản xuất 30% iPhone trong 5 năm tới.
Vụ mua lại nhà máy iPhone của Wistron là thương vụ quan trọng nhất từ trước tới nay của hãng. Nó có thể giúp Luxshare giành được tối đa 30% hợp đồng sản xuất iPhone trong vòng 5 năm tới.
Doanh thu Luxshare đã tăng 5 lần lên 62,09 tỷ NDT trong vòng 5 năm sau khi được Apple và nhiều tên tuổi công nghệ lớn như Microsoft, Google, Amazon, HP và Dell tin tưởng. Giá trị thị trường của hãng cũng tăng mạnh, vào khoảng 375,1 tỷ NDT.
Cắt đứt sự thống trị của đối tác Đài Loan trong chuỗi sản xuất iPhone
Một quan chức trong chuỗi cung ứng iPhone tiết lộ: “Ngay cả Young Liu (Chủ tịch Foxconn) cũng chú ý tới biến động giá cổ phiếu Luxshare. Giá trị thị trường của họ đã vượt Foxconn”.
Khi Luxshare ký hợp đồng 3,3 tỷ NDT mua lại một nhà máy sản xuất iPhone tại Trung Quốc từ Wistron, công ty nhỏ nhất trong bộ ba nhà lắp ráp iPhone của Đài Loan, sau Foxconn và Pegatron. Dù vẫn cung ứng linh kiện iPhone, đây là lần đầu tiên Luxshare đảm nhận nhiệm vụ phức tạp hơn là lắp ráp toàn bộ điện thoại. Sự kiện cũng đặt dấu chấm hết cho sự thống trị của các đối tác Đài Loan trong sản xuất iPhone.
Luxshare không dừng lại ở đây. Họ đang đàm phán cho những thương vụ tiếp theo với các nhà cung ứng công nghệ khác và có thể đạt thỏa thuận trong vài tháng tới, theo nguồn tin của Nikkei. Một trong số đó là đối tác cung ứng khung kim loại cho iPhone. Nó sẽ giúp mở rộng sự hiện diện và làm sâu sắc mối quan hệ của Luxshare với Apple. Hiện tại, Apple đóng góp hơn 50% doanh thu cho Luxshare.
Luxshare được ví như “tiểu Foxconn” vì cũng như Foxconn, công ty được Terry Gou thành lập năm 1974, Luxshare mở rộng hoạt động thông qua đầu tư vào nhiều nhà sản xuất linh kiện khác nhau, đặc biệt trong chuỗi cung ứng Apple, từ đầu dây nối tới mô-đun camera, linh kiện âm thanh, để đa dạng hóa danh mục sản phẩm và hình thành liên kết sâu hơn với Apple.
Trước khi tham gia vào lắp ráp iPhone, Luxshare đã cung ứng nhiều linh kiện như motor rung, loa, mô-đun sạc không dây, mô-đun camera. Họ còn cung cấp mô-đun chính để kích hoạt kết nối Bluetooth trong tai nghe AirPods Pro.
Đây từng là chìa khóa thành công của Foxconn, giúp họ kiểm soát chặt hơn chuỗi cung ứng và trở nên cạnh tranh hơn. Những người hiểu biết về Luxshare cho rằng họ giống như “con ruồi” khó chịu, vo ve theo Foxconn khắp nơi, từ Đông Nam Á sang Ấn Độ. Luxshare muốn làm mọi thứ Foxconn đang làm và muốn làm những gì Foxconn đang yếu kém.
Lần đầu tiên Luxshare xuất hiện trong danh sách 200 nhà cung ứng hàng đầu của Apple là vào năm 2013 với tư cách nhà cung ứng đầu dây nối. Năm 2017, họ trở thành đơn vị lắp ráp AirPods và năm 2019 là Apple Watch. Hiện tại, sau khi mua lại nhà máy của Wistron, Luxshare sẽ bắt đầu với lượng nhỏ iPhone từ năm 2021 trước khi bước vào sản xuất quy mô lớn vào năm 2022, theo Nikkei.
Liên kết ngày một mạnh hơn với Apple gợi ý Luxshare đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hãng về chất lượng sản phẩm và hiệu quả. Bên cạnh lợi thế về trợ cấp của chính phủ, Luxshare còn được hưởng lợi nhờ chỉ số P/E cao của thị trường vốn, giúp họ dễ dàng tiếp cận nguồn tiền để đầu tư và thâu tóm đối thủ.
Ngoài ra, Luxshare còn chiêu mộ nhiều nhân tài đến từ các doanh nghiệp khác nhau trong chuỗi. Chẳng hạn, thư ký hội đồng quản trị Luxshare David Huang là cựu binh tại Foxconn, còn một lãnh đạo mạng lưới khác của Foxconn cũng gia nhập Luxshare năm 2019 và trở thành “cốt cán” của bộ phận ăng-ten.
Tuy nhiên, Luxshare hình thành văn hóa doanh nghiệp khác hoàn toàn Foxconn. Foxconn thường được ví với một đội quân, nơi các lãnh đạo cao cấp bị ông Gou khiển trách hoặc phải đứng trong các cuộc họp nếu phạm lỗi. Chủ tịch Foxconn hiện tại đi theo phong cách bình dị hơn.
Trong khi đó, theo nguồn tin, đội ngũ quản lý của Luxshare tương đối trẻ. Họ khuyến khích nhân viên góp ý kiến trong nhóm WeChat có hàng trăm người tham gia, bao gồm cả nhóm quản lý. Điều này giúp họ có cảm giác được tôn trọng, như thể họ là trung tâm của công ty. Một nguồn tin tiết lộ đôi khi bà Wang còn ghé thăm nhân viên, xem họ đang thảo luận điều gì và thậm chí còn mời họ café.
Dù vậy, giới quan sát nhận định Luxshare không thể sớm truất ngôi Foxconn. Không rõ lợi thế của Luxshare sẽ ảnh hưởng thế nào nếu mở rộng địa bàn ngoài Trung Quốc nếu thiếu trợ cấp từ chính phủ. Nhờ sức mạnh xây dựng qua nhiều năm và quy mô sản xuất khổng lồ, không công ty nào trên thế giới có thể dễ dàng thay thế Foxconn. Họ vẫn sẽ đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng điện tử trong tương lai.