Đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn xã Chà Là, như sau: - Diện tích cho thuê 98.186,8m2 (trong đó: diện tích thuộc phạm vi vùng phụ cận Kênh tiêu Bến Đình là 1.796,4m2 và diện tích thuộc đường đất là 146,2m2) thuộc thửa đất số 185, tờ bản đồ số 41, tọa lạc tại ấp Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. * Mục đích sử dụng đất: đất trồng cây hàng năm khác. * Thời hạn cho thuê đất: 05 năm, kể từ ngày có Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc ký Hợp đồng cho thuê đất. * Hình thức cho thuê: Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê hàng năm.
Đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn xã Chà Là, như sau: - Diện tích cho thuê 98.186,8m2 (trong đó: diện tích thuộc phạm vi vùng phụ cận Kênh tiêu Bến Đình là 1.796,4m2 và diện tích thuộc đường đất là 146,2m2) thuộc thửa đất số 185, tờ bản đồ số 41, tọa lạc tại ấp Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. * Mục đích sử dụng đất: đất trồng cây hàng năm khác. * Thời hạn cho thuê đất: 05 năm, kể từ ngày có Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc ký Hợp đồng cho thuê đất. * Hình thức cho thuê: Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê hàng năm.
Tiềm năng, lợi thế kinh tế thủy sản của huyện đảo Kiên Hải với hai ngành nghề chính là khai thác đánh bắt và nuôi cá lồng bè trên biển đang được đầu tư phát triển theo hướng bền vững.
Khai thác đánh bắt trên ngư trường, huyện tập trung vào chất lượng và giá trị, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường quản lý vùng biển, xử lý nghiêm đánh bắt trái phép ven bờ, vùng lộng, vùng khơi và vi phạm vùng biển nước ngoài. Đối với nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi cá lồng bè trên biển quanh các đảo, huyện khuyến cáo, hướng dẫn ngư dân áp dụng quy trình nuôi khoa học, kiểm soát môi trường nước nhằm đảm bảo an toàn, tránh rủi ro, dịch bệnh, hạn chế thiệt hại.
Phát triển bền vững và hiệu quả ngành kinh tế thủy sản trong thời gian tới, huyện đảo Kiên Hải quy hoạch và xây dựng dự án nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi biển, ven biển, quanh các đảo gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển đảo. Chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường biển. Thu hút đầu tư sản xuất giống chất lượng cao, khỏe mạnh, kháng bệnh, đồng thời nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng công nghệ nuôi biển hiện đại ở vùng khơi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Huyện tái cơ cấu toàn diện khai thác thủy sản trên ngư trường, sắp xếp lại đội tàu đánh bắt theo hướng vươn khơi xa, không tăng thêm số lượng tàu, giảm dần tàu công suất nhỏ. Xây dựng các đội tàu mạnh khai thác xa bờ đi đôi với ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt các hành vi khai thác đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác đánh bắt mang tính tận diệt. Tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Huyện củng cố và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trên biển, gồm: Tổ, đội, hợp tác xã, liên kết các khâu khai thác, thu mua, tiêu thụ thủy sản theo chuỗi giá trị. Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, các khu neo đậu trú bão tại vùng trọng điểm nghề cá.
Nằm trên vùng biển Tây Nam đất nước, Kiên Hải sở hữu nhiều hòn đảo, bãi biển đẹp được xưng tụng như một “Vịnh Hạ Long” của đất phương Nam. Đặt chân đến đây, du khách thật sự ấn tượng với Bãi Chén (Hòn Tre), Bãi Bàng (Lại Sơn), Bãi Cây Mến (An Sơn), Hòn Mấu (Nam Du)… và những đỉnh núi như: Đỉnh Đá Đài (Hòn Tre), đỉnh Ma Thiên Lãnh (Lại Sơn), đỉnh Rađa (An Sơn)… Tiếp đến, Kiên Hải có đình, miếu, dinh, lăng… gắn với lễ hội dân gian, văn hóa miền biển như: Lăng Ông Nam Hải (Hòn Mấu – Nam Du), Miếu bà Chúa Xứ, Dinh thờ cá ông (Hòn Tre), Đình Nguyễn Trung Trực, Đình thần Nam Hải (Lại Sơn)… Ngoài ra, huyện đảo này còn có làng nghề nước mắm Hòn nổi tiếng khắp “Nam kỳ lục tỉnh” từ đầu thế kỷ XX mà cư dân đảo Lại Sơn lưu truyền câu ca dao dạt dào tình cảm: “Nước mắm Hòn, dầm con cá bẹ – Bởi mê nước mắm Hòn, em trốn mẹ theo anh.”
Đây là tiềm năng, lợi thế, điều kiện thuận lợi cho phép Kiên Hải phát triển du lịch sinh thái biển đảo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Để phát triển du lịch, thời gian qua huyện đảo Kiên Hải huy động nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường quanh đảo, ngang đảo, bến cập tàu ở Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và đưa điện lưới quốc gia ra hai xã Hòn Tre, Lại Sơn. Tiếp đến, doanh nghiệp vận tải mở tuyến cao tốc biển Rạch Giá – Hòn Tre – Lại Sơn – An Sơn và Phú Quốc – Nam Du phục vụ du khách đi lại nhanh chóng, an toàn. Ngoài ra, cư dân trên đảo đầu tư phát triển cơ sở lưu trú, du thuyền, dịch vụ du lịch theo hướng khang trang, hiện đại, nâng lên chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thưởng thức đặc sản hải sản… của khách du lịch khi đến huyện đảo Kiên Hải.
Để ngành “công nghiệp không khói” huyện đảo ngày càng phát triển, Huyện tiếp tục tăng cường quảng bá, mời gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch, nhất là phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù như: Du lịch khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, sinh thái, vườn đồi, leo núi, cắm trại, chèo thuyền, câu cá, thể thao dưới nước, lặn ngắm san hô… Huyện mời gọi nhà đầu tư kết hợp khuyến khích hộ dân tham gia đầu tư phát triển du lịch gắn với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tăng cường công tác bảo vệ cảnh quan môi trường…
Tải về: Cẩm nang du lịch Kiên Hải Kiên Giang
Xem thêm: Nghiên cứu phát triển tứ giác du lịch: Hà Tiên – Phú Quốc – Nam Du – Rạch Giá hình thành tuyến du lịch biển Tây
Ngày 19-9, thông tin từ lãnh đạo UBND xã đảo An Sơn (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) cho biết, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến một số vị trí trên đảo bị sạt lở, ảnh hưởng việc đi lại và gây nguy hiểm cho người dân.
Các vị trí sạt lở xảy ra tại ấp An Cư, ấp Bãi Ngự. Đất, đá bị sạt lở tràn xuống đường, kéo theo nhiều cây xanh ngã đổ, gây tắc nghẽn giao thông. Tổng chiều dài các đoạn đường bị đất đá tràn lấp gần 1km.
Ngay sau khi các vụ sạt lở đất xảy ra, chính quyền và lực lượng vũ trang ở xã An Sơn khẩn trương phong tỏa hiện trường, khắc phục hậu quả. Trong ngày 19-9, lực lượng chức năng đã di dời 4 hộ dân với 10 nhân khẩu ở gần khu vực xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.
Bà Trần Thị Yến Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã An Sơn khuyến cáo người dân và khách du lịch hạn chế đi lại tại những nơi vắng vẻ và khu vực đã xảy ra sạt lở đất đá; không nên tắm biển khi có gió lớn, sóng to để đảm bảo an toàn. Công an huyện Kiên Hải đã yêu cầu công an các xã trên địa bàn tăng cường tuyên truyền để nhân dân chủ động ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn cho người và tài sản; bố trí lực lượng ứng trực 24/24 để kịp thời xử lý các sự cố, tai nạn phát sinh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Huyện Kiên Hải có hải phận rộng lớn, rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản…Kiên Hải có nhiều đảo với nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ, cát trắng, nước trong xanh như: Bãi Bàng, Bãi Bấc, Bãi Thiên Tuế, Bãi Giếng của xã Lại Sơn; Bãi Cây Mến, Bãi Đất Đỏ, Bãi Ngự của xã An Sơn; Bãi Hòn Mấu, Hòn Dầu của xã Nam Du, cùng với nhiều loài hải sản phong phú, môi trường trong lành và con người thân thiện…là tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển theo hướng du lịch sinh thái. Lại Sơn và Quần đảo Nam Du cũng được tỉnh công nhận là khu du lịch địa phương là tiền đề để du lịch Kiên Hải ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện.