- Bạn đam mê chinh phục giải những bài Toán hay, Toán khó, tìm câu trả lời xung quanh những con số phức tạp? - Bạn mong muốn đón nhận một thử thách lớn và cạnh tranh với những người bạn cùng sở trường yêu thích Toán học? - Bạn muốn tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để tham gia các Kỳ thi Toán học Quốc tế? OLYMPIC TOÁN TITAN VIỆT NAM (VTMO) chính là sân chơi dành cho bạn!
- Bạn đam mê chinh phục giải những bài Toán hay, Toán khó, tìm câu trả lời xung quanh những con số phức tạp? - Bạn mong muốn đón nhận một thử thách lớn và cạnh tranh với những người bạn cùng sở trường yêu thích Toán học? - Bạn muốn tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để tham gia các Kỳ thi Toán học Quốc tế? OLYMPIC TOÁN TITAN VIỆT NAM (VTMO) chính là sân chơi dành cho bạn!
do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa.
Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam năm 2023, theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 2,93%.[1]Trong đó, về tỷ lệ nghèo đa chiều tính chung toàn quốc (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) là 5,71%.[1][2]Dựa theo chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI), Việt Nam xếp hạng 41 trên 95 nước năm 2004.[cần dẫn nguồn] Theo báo cáo của Oversea Development Institute, Việt Nam là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.[3]
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010:[4]
Tính theo ngoại kim thì chuẩn nghèo của Việt Nam là 15 USD/tháng cho mỗi gia đình.[5]
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số.[6] Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế.[6] Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế.....[6] Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011.[6] Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015:
1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ từ 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Kết quả rà soát nghèo mới nhât (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,8% (giảm 1,8% so với cuối năm 2012), tỷ lệ hộ cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2012).
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2012, số hộ nghèo và cận nghèo tại các tỉnh, thành như sau:
Miền núi Đông Bắc: nghèo 17,39%, cận nghèo 8,92%
Miền núi Tây Bắc: nghèo 28,55%, cận nghèo 11,48%
Đồng bằng sông Hồng: nghèo 4,89% cận nghèo 4,58%
Bắc Trung Bộ: nghèo 15,01% cận nghèo 13,04%
Duyên hải miền Trung: nghèo 12,20% cận nghèo 9,32%
Tây Nguyên: nghèo 15,00%, cận nghèo 6,19%
Đông Nam Bộ: nghèo 1,27% cận nghèo 1,08%
Đồng bằng sông Cửu Long: nghèo 9,24% cận nghèo 6,51%
Tổng cộng cả nước có 2.149.110 hộ nghèo (9,60%) và 1.469.727 hộ cận nghèo (6,57%) trong tổng số hơn 22,37 triệu hộ. Các tỉnh có số hộ nghèo cao nhất là Thanh Hóa 151.010 hộ, Nghệ An 116.851 hộ, Sơn La 70.724 hộ, Quảng Nam 70.099 hộ, Sóc Trăng 62.682 hộ, Gia Lai 60.048 hộ, thấp nhất là Bình Dương 4 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh 6 hộ, Đà Nẵng 2.239 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước là Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng thuộc miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng là Hà Nam, Bắc Trung Bộ là Quảng Bình, duyên hải miền Trung là Quảng Nam, Tây Nguyên là Kon Tum, Đông Nam Bộ là Bình Thuận, và đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng (2012).
Có nhiều điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau[cần dẫn nguồn]:
Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả giảm tỷ lệ nghèo rất ấn tượng, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.[7]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã có tác động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội.[8]
Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004.
Năm 2006 có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn nghèo quốc tế.
Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992, 15,7% năm 1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm 2000.
Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng người dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%.
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.
Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế.[6] Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng.
Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói.
Lưu ý có một số vấn đề đặt ra từ tỷ lệ nghèo năm 2004 là 18,1%: Thứ nhất, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 24-25% như nguồn thông tin đã được dùng để xác định mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15-16% vào năm 2010. Có sự khác biệt lớn như trên chủ yếu do phương pháp tính còn có sự khác nhau về hai mặt. Một mặt, nguồn thông tin trên đã tính theo mức chi tiêu, chứ không phải là mức thu nhập/người/tháng. Mặt khác, nguồn thông tin trên đã không tính đến tỷ lệ trượt giá của giá tiêu dùng. Chuẩn nghèo mới là chuẩn nghèo tính cho thời kỳ 2006-2010. "200 nghìn, 260 nghìn đồng/người/tháng" là tính theo giá năm 2006 chứ không phải là tính theo giá 2004. Thứ hai, theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, bên cạnh tỷ lệ nghèo còn thấp (8,6%) của khu vực thành thị, thì khu vực nông thôn tỷ lệ nghèo vẫn còn 21,2% tức là cứ 5 hộ vẫn còn trên 1 hộ nghèo. Bên cạnh tỷ lệ nghèo còn 6,1% của vùng Đông Nam Bộ và tỷ lệ nghèo còn 12,9% của vùng đồng bằng sông Hồng, thì vùng Tây Bắc vẫn còn tới 46,1%, tức là còn gần một nửa; vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn gần một phần ba; vùng Đông Bắc vẫn còn 23,2%; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn 21,3%; ngay cả vùng ĐBSCL một vựa lúa của cả nước cũng vẫn còn 15,3%.
Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người chịu thiệt thòi này.
Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.
Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vào năm 2002.
Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.